Da cháy nắng hay da ăn nắng là tình trạng nhiều người gặp phải khi tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Tuỳ theo mức độ nhạy cảm của làn da mỗi người mà da có thể bị tổn thương nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ lý giải cho bạn khi da ăn nắng phải làm sao, cách điều trị và phòng ngừa hiện tượng này.
Hiện tượng da ăn nắng là gì?
Da ăn nắng hay cháy nắng là hiện tượng da ửng đỏ, bỏng rát hoặc thậm chí là phồng rộp chỉ sau vài giờ tiếp xúc với tia UV trong ánh mặt trời. Ngoài ra, da ăn nắng còn dẫn tới nhiều hệ luỵ khác như tăng nguy cơ lão hoá da, bong da, nám da và ung thư da.
Đây là hiện tượng phản ứng viêm của lớp ngoài cùng da. Theo đó, những người có hàm lượng ít sắc tố Melanin – sắc tố ngăn cản 99% tác động của tia UV, khi tiếp xúc ánh mặt trời sẽ không được bảo vệ. Từ đó dẫn đến da bị cháy nắng.
Biểu hiện nhận biết da ăn nắng
Khi da ăn nắng, làn da sẽ có nhiều thay đổi, tuỳ vào mức độ của tổn thương. Khi bị cháy nắng, da của bạn sẽ có những triệu chứng sau đây:
Đỏ da: Khi da ăn nắng, nhiệt độ cao tác dụng sẽ làm các mạch máu dưới da bị vỡ hoặc giãn nở, gây tình trạng đỏ và đau rát da.
Da không đều màu: tại vùng da từng tiếp xúc với tia cực tím sẽ đậm màu hơn các vùng da khác, xuất hiện nám, tàn nhang,… Nguyên nhân là do cơ chế tự bảo vệ của da sẽ sản xuất các sắc tố melanin nhiều hơn ở vùng này để bảo vệ da.
Da sạm và khô: Nhiệt độ cao trong ánh nắng khiến làn da bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến bong tróc, khô và sạm da.
Nếp nhăn xuất hiện: Do các sợi collagen và elastin bị tia UV phá vỡ, làm da nhanh bị lão hoá hơn, dẫn đến xuất hiện các nếp nhăn.
Da phồng rộp: Khi bị bỏng do nắng, vùng da có thể bị phồng rộp, thậm chí là xuất hiện mủ nếu bị tổn thương nặng.
Da ăn nắng phải làm sao?
Mặc dù da ăn nắng hầu hết được xếp vào mức độ bỏng da độ một, tức là mức nhẹ nhất. Tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn cho da.
Làm dịu vùng da ăn nắng
Nếu cảm thấy da bị cháy nắng, bạn nên dùng khăn ẩm, mát chườm lên vùng da đó. Lưu ý không chà sát mạnh hay sử dụng nước ao hồ vì có thể làm tổn thương, gây rát hoặc kích ứng da. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng nước đá lạnh vì khi bị thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, da sẽ giảm tốc độ phục hồi và gia tăng tổn thương.
Dưỡng ẩm cho da
Da bị cháy nắng nên bị mất nước nhiều, dẫn tới khô và bong tróc. Do vậy cần dưỡng ẩm ngay cho da để làm dịu vết cháy nắng và giảm tổn thương. Gel lô hội, kem dưỡng ẩm là chất được sử dụng để làm mát, bổ sung ẩm và phục hồi da.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu sử dụng gel lô hội khi bị bỏng thì thời gian phục hồi sẽ giảm đi trung bình 9 ngày so với những người không dùng gel lô hội.
Chú ý rằng, nếu có vết thương hở thì không dùng lô hội và kem dưỡng ẩm. Thêm vào đó, để tăng cường hiệu quả, bạn nên đặt lô hội và kem dưỡng ẩm trong ngăn mát tủ lạnh trước khi dùng. Nếu sử dụng kem dưỡng ẩm thì nên chú ý thành phần để tránh bị kích ứng. Tuyệt đối không bôi thuốc mỡ hay bơ, dầu,.. lên vùng da ăn nắng.
Uống nhiều nước
Uống nước là cách khá hiệu quả để làm dịu tổn thương do cháy nắng và bù lại phần nước đã mất. Ngoài nước lọc, bạn có thể dùng nhiều loại thức uống khác như nước trái cây, sữa tươi,… Không nên dùng các loại nước ngọt có gas, rượu bia,..
Tránh tiếp xúc với ánh nắng
Khi da bị tổn thương, bạn cần hạn chế tiếp xúc ánh mặt trời một cách tối đa. Trong trường hợp phải đi ra nắng, bạn phải bôi kem chống nắng và che chắn thật kỹ. Nên chọn vải mềm, thoáng khí, rộng rãi, dễ chịu để che chắn tốt hơn.
Đi gặp bác sĩ để điều trị da bị ăn nắng
Trong trường hợp bị bỏng nắng nghiêm trọng, xuất hiện phồng rộp thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương án xử lý tốt nhất. Theo đó, bạn sẽ được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh và thuốc bôi ngoài da. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tự mình chọc vỡ vết phồng rộp vì dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
Cách phòng chống da ăn nắng?
Không chỉ cần biết khi da ăn nắng phải làm sao mà bạn cũng nên biết cách để tránh bị cháy nắng này. Theo các chuyên da, bạn nên thực hiện các điều sau:
Tránh hoặc hạn chế ra trời nắng trong thời gian từ 11h trưa đến 16h chiều.
Khi ra ngoài phải bôi kem chống nắng và che chắn đầy đủ.
Uống nhiều nước.
Thường xuyên dưỡng ẩm cho da.
S’Sun viên uống chống nắng nội sinh có khả năng chống tia UV hiệu quả, giúp ngăn ngừa lão hoá, giúp chị em phụ nữa có được làn da căn tràn sức sống. Với thành phần dưỡng chất estrogen tự nhiên có trong viên uống chống nắng S’Sun giúp làn da trở nên trắng hồng mịn màng. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.
Da ăn nắng là tổn thương dễ gặp, nhất là vào mùa hè và có thể để lại nhiều biến chứng cho da. Mong rằng với bài viết giải đáp điều trị da ăn nắng phải làm sao, cách phòng ngừa và lưu ý để tránh tổn thương này sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn.
Nguồn: Da ăn nắng phải làm sao? Cách điều trị và phòng chống da bị nắng ăn
0 nhận xét: